Sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Gợi ý 2 cách bảo quản tốt nhất
‘‘Sữa mẹ bảo quản được bao lâu?’’ Đây là thắc mắc mà hầu hết các chị em lần đầu làm mẹ đều muốn biết. Trong bai viết dưới đây, mayhutchankhong.com sẽ cùng mẹ đi giải đáp và gợi ý ngay 2 cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất, giúp giữ dòng sữa luôn mát lành và đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Sữa mẹ bảo quản được bao lâu ?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện nhờ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Trong đó, đường chiếm tỷ lệ đáng kể, giúp trẻ dễ hấp thu năng lượng. Tuy nhiên, đặc tính dễ lên men của đường cũng khiến sữa nhanh biến chất khi để ngoài môi trường. Đạm trong sữa mẹ, với đa dạng acid amin, rất phù hợp cho cơ thể trẻ, dễ tiêu hóa, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nếu không bảo quản đúng cách. Vậy sữa mẹ bảo quản được bao lâu nếu để ngoài môi trường?
Sữa mẹ để ngoài môi trường nhiệt độ thường quá lâu dẫn đến biến chất, mất chất dinh dưỡng. Thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tốc độ phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Chính vì thế, mẹ cần lựa chọn cho mình một phương pháp bảo quản sữa hiệu quả nhất, giúp giữ được trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ và an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo khuyến cáo từ WHO, UNICEF và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, sữa mẹ sau khi vắt có thể bảo quản như sau:
- Ở nhiệt độ 25-35°C sữa giữ được 6-8 giờ;
- Trong ngăn mát tủ lạnh sữa dùng được trong 3-5 ngày;
- Ngăn đá tủ lạnh giữ được 3 tháng
- Tủ đông chuyên biệt bảo quản tới 6 tháng.
Khi sử dụng, nên làm ấm sữa nhẹ nhàng, tránh đun sôi hoặc dùng lò vi sóng để giữ nguyên chất lượng dinh dưỡng.

Hướng dẫn hút và vắt sữa đúng cách
Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay
Trước đây, khi chưa có máy hút sữa, các bà mẹ thường dùng tay để vắt sữa cho bé. Và hiện nay, cách vắt sữa bằng tay vẫn là một kỹ năng mà các bà mẹ vẫn nên biết vì trong nhiều trường hợp không có máy hút sữa, mẹ vẫn có thể chủ động vắt sữa cho bé. Sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Chúng ta hãy cùng tiến hành vắt sữa trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!
- Chuẩn bị dụng cụ để vắt sữa: cốc, bình rộng miệng sạch, ráo nước, túi trữ sữa,…
- Rửa sạch tay và bầu vú. Mẹ cũng có thể dùng khăn sạch để lau bầu vú trước khi vắt
- Massage ngực nhẹ nhàng trước khi vắt để kích sữa về nhiều hơn, tránh tắc tia sữa.
- Ngồi ở tư thế thoải mái, hơi nghiêng người về phía trước.
- Đặt tay trên bầu ngực theo hình chữ C. Nên đặt ngón tay trên quầng vú và cách núm vú 1 khoảng nhỏ. Khoảng cách giữa 2 ngón tay đều nhau. 1 ngón đỡ phía dưới.
- Ấn ngón tay nhẹ nhàng lên thành ngực theo tư thế dồn sữa về núm vú.
- Hơi nghiêng người về phía trước để hứng tia sữa chảy ra vào cốc rộng miệng.
- Thực hiện tương tự với bên vú còn lại
- Cho bé uống hoặc cho sữa vào túi trữ sữa/ bình sữa để bảo quản trong tủ lạnh.

Hướng dẫn dùng máy hút sữa mẹ
Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng máy hút sữa. Đó là máy hút sữa bằng tay và máy hút sữa điện. Các bước tiến hành cũng tương tự như nhau:
- Rửa sạch sẽ tay, bầu ngực và máy hút sữa để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.
- Massage ngực bằng khăn ấm trước khi hút. Mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng bằng tay để kích sữa.
- Chọn tư thế thoải mái thì đặt phễu hút sữa vào giữa núm vú và ấn nhẹ để phễu hút ôm trọn núm vú.
- Với máy hút bằng tay, mẹ dùng tay để bóp máy vắt nhịp nhàng tương tự như nhịp bú của trẻ. Với máy hút sữa bằng điện. mẹ chỉ cần chọn ấn nút ở áp lực thấp. Sau đó có thể tăng dần để hút sữa nhanh hơn. Tuy nhiên, nên tránh hút quá mạnh từ đầu có thể gây đau cho mẹ.
- Mẹ có thể thực hiện từng bên hoặc cả 2 bên 1 lúc trong 15- 20 phút.
- Cho sữa vào bình hoặc túi trữ sữa để bảo quản.

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ giữ nguyên chất
Sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Sữa mẹ cần bảo quản đúng cách và giữ nguyên chất lượng dinh dưỡng, bạn cần tuân thủ các bước vệ sinh và quy trình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Sử dụng máy hàn miệng túi bảo quản sữa mẹ
Chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh
- Máy hàn miệng túi: Chọn loại máy phù hợp, thường là máy hàn dập tay hoặc máy mini cho gia đình, vì chúng dễ sử dụng và phù hợp với túi trữ sữa.
- Túi trữ sữa: Dùng túi chuyên dụng để trữ sữa mẹ. Đảm bảo túi sạch, vô trùng.
- Vệ sinh: Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi vắt sữa và sử dụng máy. Nếu dùng máy hút sữa, tiệt trùng các bộ phận tiếp xúc với sữa trước đó.
Vắt và đổ sữa vào túi
- Vắt sữa mẹ bằng tay hoặc máy hút sữa, sau đó đổ vào túi trữ sữa. Chỉ đổ khoảng 60-120ml mỗi túi để tránh lãng phí.
- Không đổ đầy túi, để lại khoảng trống khoảng 2-3cm phía trên vì sữa sẽ nở ra khi đông lạnh.

Sử dụng máy hàn miệng túi
- Kiểm tra máy: Cắm điện, bật công tắc và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với độ dày của túi trữ sữa. Chờ 1-2 phút để máy nóng lên.
- Đặt túi: Vuốt phẳng mép túi, đảm bảo không có sữa dính ở phần mép cần hàn. Đặt mép túi vào khe hàn của máy.
- Hàn túi:Nhấn tay cầm xuống trong 2-5 giây , đến khi đèn báo tắt hoặc bạn thấy mép túi đã kín.
Sử dụng máy hàn miệng túi sữa mẹ bảo quản được bao lâu?
- Đặt túi vào ngăn mát tủ lạnh nếu dùng trong 3-5 ngày
- Ngăn đông nếu muốn trữ lâu khoảng 6-12 tháng.
Sử dụng máy hút chân không bảo quản sữa mẹ
Cách này sẽ giúp bạn loại bỏ không khí giúp giảm oxy hóa, giữ nguyên chất dinh dưỡng và hương vị sữa lâu hơn.
Chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh
- Chọn loại máy gia đình phù hợp, thường đi kèm với túi hoặc hộp chuyên dụng. Đảm bảo máy sạch sẽ trước khi dùng.
- Sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng hoặc túi tương thích với máy hút chân không của bạn. Một số máy có phụ kiện để dùng với bình sữa.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm. Tiệt trùng các dụng cụ vắt sữa bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng, sau đó để khô hoàn toàn.

Sử dụng máy hút chân không
- Đặt túi phẳng, lau sạch mép túi nếu có sữa dính để đảm bảo quá trình hút và hàn kín hoàn hảo.
- Bật máy, chọn chế độ hút chân không Máy sẽ tự động hút hết không khí trong túi.
- Sau khi hút xong, máy thường tự động hàn kín mép túi.
Sử dụng máy hút chân không sữa mẹ bảo quản được bao lâu?
- Ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ có thể bảo quản được 4–6 giờ.
- Trong tủ lạnh: Sữa mẹ có thể bảo quản được 3–8 ngày, tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng trong vòng 3–4 ngày.
- Trong tủ đông: Sữa mẹ có thể bảo quản lên đến 6 tháng.
← Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách bảo quản bánh mì hiệu quả nhất bạn nên biết
→ Đọc thêm: Sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Gợi ý 2 cách bảo quản tốt nhất
Những lưu ý cần biết khi bảo quản sữa mẹ
Những lưu ý này sẽ giúp bạn bảo quản sữa mẹ một cách hiệu quả, giữ cho sữa luôn sạch và bổ dưỡng cho bé.
- Trước khi sử dụng máy hút sữa hay bình chứa sữa, hãy chắc chắn chúng được rửa sạch và tiệt trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sữa.
- Nên sử dụng các túi bảo quản sữa mẹ hoặc bình chứa sữa chuyên dụng. Những dụng cụ này thường có nắp đậy kín và không chứa chất BPA, giúp bảo quản sữa an toàn hơn.
- Một khi sữa đã được rã đông, không nên làm nóng lại nhiều lần, vì điều này có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Để không quên khi nào sữa được vắt, bạn có thể ghi chú trên túi hoặc bình chứa sữa. Điều này giúp bạn biết được thời gian bảo quản hợp lý.
- Hãy để sữa nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Việc đặt sữa ấm vào trong tủ lạnh có thể làm tăng nhiệt độ trong tủ và ảnh hưởng đến sữa khác đã bảo quản.
- Sau khi bé uống một phần sữa, không nên để lại sữa cho lần sau vì vi khuẩn từ miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và làm hỏng sữa nhanh hơn.
- Nếu bạn vắt sữa vào nhiều lần, hãy để sữa nguội trước khi trộn các lần vắt với nhau, và chỉ trộn sữa có cùng nhiệt độ.

Vậy sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Điều đó còn tùy thuộc vào phương pháp và nhiệt độ mà bạn dùng để bảo quản sữa mẹ. Tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp nào để bảo quản sữa thì mẹ cũng không nên cho bé sử dụng sữa mẹ bảo quản quá 6 tháng nhé! Hy vọng những thông tin từ bài viết của mayhutchankhong.com đã giúp mẹ nắm rõ cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn 3 cách bảo quản tôm tươi không bị mủn tại nhà
Tôm tươi là loại hải sản được yêu thích nhờ hương vị ngọt tự nhiên, thịt săn chắc và giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cách bảo quản tôm tươi không đúng sẽ khiến tôm bị mủn, mất đi nguồn dinh dưỡng vốn có. Để đảm bảo chất lượng, bạn cần […]
Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài không bị hỏng
“Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Vậy sau khi hút, sữa mẹ sẽ bảo quản được bao lâu? Đâu là cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài được lâu và giữ được nguồn dinh dưỡng quý giá? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ […]
Chỉ bạn 3 quy trình bảo quản sắn lát khô vừa nhanh vừa tiện
Bảo quản sắn lát khô là bài toán đặt ra cho rất nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản hiện nay. Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm những gì? Bảo quản sắn khô bằng cách nào để giúp sắn khô luôn đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc, hư hại? Trong bài […]
Hướng dẫn 5 cách bảo quản bánh mì hiệu quả nhất bạn nên biết
Bánh mì là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ được sử dụng vào bữa sáng, bánh mì còn được dùng trong bữa trưa hay bữa tối. Vậy đâu là cách bảo quản bánh mì không bị ỉu hiệu quả nhất? Cùng mayhutchankhong.com khám phá ngay trong bài […]
Hướng dẫn 3 cách bảo quản hàu sống giữ được độ tươi ngon
Ai cũng biết hàu tươi là món ăn vô cùng giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy đâu là cách bảo quản hàu sống đúng cách để chúng luôn tươi ngon và phát huy tối đa lợi ích cho sức khỏe? Trong bài viết này, mayhutchankhong.com sẽ hướng dẫn bạn 3 cách bảo […]
Hướng dẫn 7 cách bảo quản khoai tây vô cùng hiệu quả
Khoai tây là món ăn rất phổ biến, không chỉ mâm cơm của người Việt mà còn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vậy đâu là cách bảo quản khoai tây hiệu quả nhất, tránh không bị này mầm? Dưới đây là 7 cách bảo quản khoai tây hiệu quả nhất mà mayhutchankhong.com muốn […]