Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài không bị hỏng
“Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Vậy sau khi hút, sữa mẹ sẽ bảo quản được bao lâu? Đâu là cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài được lâu và giữ được nguồn dinh dưỡng quý giá? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ gặp phải hiện nay. Để có lời giải đáp, trong bài viết dưới đây, mayhutchankhong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay nhé!
Tại sao cần bảo quản sữa mẹ sau khi hút?
Sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Nếu bảo quản sữa mẹ sau khi hút không đúng cách có thể gây ra hàng loạt những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của trẻ.
Trong sữa mẹ có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là thành phần đường, rất dễ bị lên men và biến chất nếu để ngoài môi trường. Vì thế, mẹ cần có cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài phù hợp để tránh sữa mẹ hỏng, biến chất. Từ đó có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ.
Bên cạnh đó, thành phần đạm trong sữa mẹ cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Bé uống sữa hỏng sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của con suy giảm, khiến bé dễ mắc các bệnh lây nhiễm, chậm lớn.

← Xem thêm: Chỉ bạn 3 quy trình bảo quản sắn lát khô vừa nhanh vừa tiện
→ Đọc thêm: Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài không bị hỏng
Sữa mẹ sau khi hút ra bảo quản được bao lâu?
Bên cạnh cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài thì vấn đề sữa mẹ bảo quản được bao lâu cũng là một câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Sữa mẹ được bảo quản đúng cách sẽ có mùi gần giống xà phòng hoặc kim loại do thành phần chất béo và sữa bị tách ra sau khi bảo quản. Để giúp sữa trở lại trạng thái ban đầu, mẹ chỉ cần rã đông đúng cách. Còn sữa hỏng sẽ có mùi chua như lên men hoặc vón cục.
Theo các tổ chức Y tế uy tín như UNICEF hoặc WHO và Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ tùy thuộc vào môi trường bảo quản. Tùy thuộc vào nhu cầu để bạn chọn cách bảo quản sữa khi hút ra ngoài tốt nhất.
- Sữa mẹ sau khi hút ra, bảo quản ở môi trường thường từ 25- 35 độ giữ được từ 6- 8 giờ
- Với sữa mẹ sau khi hút, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4 độ C sẽ giữ được 3- 5 ngày. Môi trường trên ngăn đá sẽ giữ được khoảng 3 tháng.
- Nếu bảo quản sữa mẹ sau khi hút trong ngăn đông chuyên dụng ở điều kiện dưới 18 độ C, bạn có thể bảo quản đến 6 tháng.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài
Đâu là cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài giúp giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng và an toàn cho bé? Dưới đây là các bước giúp mẹ bảo quản sữa được nhiều chị em áp dụng.
Vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa
Trước khi hút sữa, mẹ cần vệ sinh tay và dụng cụ hút sữa, bình đựng sữa với các bước sau đây:
- Rửa bình sữa với nước rửa bình và miếng rửa bình sữa chuyên dụng cho bé
- Rửa dụng cụ hút sữa bằng nước lạnh và nước rửa bình
- Lau rửa kỹ phần đáy, các góc trong dây và ống hút, núm máy hút sữa
- Để khô tự nhiên
- Dùng nước sôi để tiệt trùng hoặc dùng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng.

Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ
Tùy thuộc vào nhu cầu bảo quản sữa của mẹ trong bao lâu để quyết định sử dụng túi hay bình trữ sữa. Mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa hoặc chai bảo quản bằng thủy tinh hay nhựa không chứa BPA. Để tiến hành vắt sữa, mẹ hãy thực hiện như sau:
- Sử dụng bình sữa và dụng cụ hút sữa đã được tiệt trùng
- Rửa sạch tay trước khi thực hiện hút sữa
- Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái
- Mẹ có thể chườm nóng lên bầu ngực hoặc massage nhẹ nhàng trước khi hút
- Đặt phễu hút vào giữa núm vú và ấn nhẹ để phễu dính chặt vào núm vú của mẹ.
- Đối với máy hút sữa bằng tay, mẹ hãy bóp với lực vừa phải, nhịp nhàng tương tự như khi bé bú mẹ. Hiện nay, dòng máy hút sữa điện được sử dụng phổ biến hơn. Khi dùng dòng máy này, mẹ nên chọn áp lực hút thấp nhất và có thể tăng dần lên tốc độ phù hợp. Thực hiện hút sữa trong 15- 20 phút mỗi bên vú.
- Sau khi sữa ngưng chảy, mẹ nên hút thêm 2-3 phút để chắc chắn đã hết sữa.
Mẹ nên chọn phễu hút to hơn kích thước núm vú khoảng 3- 4 mm để hút sữa dễ dàng và không gây khó chịu cho mẹ trong quá trình hút.

Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài
Sau khi chọn cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài để trong bao lâu, mẹ sẽ chuẩn bị túi trữ sữa hay bình thủy tinh/ bình nhựa không chứa BPA để đựng.
- Nếu bảo quản sữa ở nhiệt độ thường hoặc trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ hãy đổ sữa vừa hút vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa không chứa BPA. Đối với cách bảo quản sữa trên ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông, mẹ hãy đựng trong túi trữ sữa chuyên dụng.
- Dán nhãn có ghi chú ngày vắt, ngày trữ cụ thể lên bình hoặc túi để dễ dàng theo dõi.
- Sắp xếp bình hoặc túi trữ sữa hợp lý để tránh việc bị tồn đọng sữa cũ chưa sử dụng.

Cách làm ấm, rã đông sữa
Tùy thuộc vào cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài như thế nào sẽ có cách rã đông và làm ấm sữa hợp lý.
- Với cách bảo quản sữa ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ không cần phải rã đông mà chỉ cần làm ấm lại sữa. Mẹ cho sữa ra bình sữa, sau đó đặt vào 1 bát tô nước ấm để giúp sữa ấm lại. Nếu có điều kiện, mẹ cũng có thể đầu tư một chiếc máy hâm sữa cho bé sẽ tiện dụng hơn và dùng được mọi lúc, mọi nơi.
- Đối với sữa được trữ đông trên ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ trữ đông, mẹ hãy đặt túi trữ sữa xuống ngăn mát của tủ lạnh để sữa tan hoàn toàn. Sau đó thực hiện tương tự như cách làm ấm sữa như ở trên là được.
Nhiệt độ hâm sữa nên khoảng 40 độ, không nên quá nóng hay quá lạnh. Nếu nước quá nóng sẽ gây biến chất sữa và gây bỏng cho trẻ. Nếu nước quá lạnh sẽ không làm ấm được sữa.

Lưu ý khi hút và bảo quản sữa mẹ
- Trước khi hút và trữ sữa, mẹ cần đảm bảo bầu vú, tay và các dụng cụ hút, trữ sữa được về sinh sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng.
- Để tránh lãng phí sữa mẹ, mẹ nên chia nhỏ sữa thành các túi hoặc bình có dung tích từ 60- 120ml, phù hợp cho mỗi lần ăn của bé.
- Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, mẹ nên bảo quản sữa ở môi trường lạnh ngay sau khi hút sữa.
- Tránh nhiễm khuẩn cho các bình, túi sữa khi bảo quản, mẹ cần vệ sinh nơi bảo quản, bọc ngoài các túi trữ sữa, tránh bảo quản sữa cùng các loại thực phẩm khác.
- Trước khi hâm nóng sữa cho bé, mẹ nên rã đông sữa bằng cách đặt xuống ngăn mát trước 12- 24 giờ.
- Mẹ không nên chứa sữa quá đầy trong túi, bình trữ mà nên chừa ra 1 khoảng để tránh sữa trào ra ngoài trong quá trình bảo quản.
- Người mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để tăng chất lượng và số lượng sữa.

Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài được nhiều chị em áp dụng. Hy vọng những thông tin từ bài viết đã giúp các mẹ giữ được nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng, không bị biến chất để đảm bảo an toàn cho bé, giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh. Đừng quên theo dõi mayhutchankhong.com để cập nhật thêm những thông tin mới nhất và hữu ích nhé!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn 3 cách bảo quản tôm tươi không bị mủn tại nhà
Tôm tươi là loại hải sản được yêu thích nhờ hương vị ngọt tự nhiên, thịt săn chắc và giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cách bảo quản tôm tươi không đúng sẽ khiến tôm bị mủn, mất đi nguồn dinh dưỡng vốn có. Để đảm bảo chất lượng, bạn cần […]
Chỉ bạn 3 quy trình bảo quản sắn lát khô vừa nhanh vừa tiện
Bảo quản sắn lát khô là bài toán đặt ra cho rất nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản hiện nay. Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm những gì? Bảo quản sắn khô bằng cách nào để giúp sắn khô luôn đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc, hư hại? Trong bài […]
Sữa mẹ bảo quản được bao lâu? Gợi ý 2 cách bảo quản tốt nhất
‘‘Sữa mẹ bảo quản được bao lâu?’’ Đây là thắc mắc mà hầu hết các chị em lần đầu làm mẹ đều muốn biết. Trong bai viết dưới đây, mayhutchankhong.com sẽ cùng mẹ đi giải đáp và gợi ý ngay 2 cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất, giúp giữ dòng sữa luôn mát lành […]
Hướng dẫn 5 cách bảo quản bánh mì hiệu quả nhất bạn nên biết
Bánh mì là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ được sử dụng vào bữa sáng, bánh mì còn được dùng trong bữa trưa hay bữa tối. Vậy đâu là cách bảo quản bánh mì không bị ỉu hiệu quả nhất? Cùng mayhutchankhong.com khám phá ngay trong bài […]
Hướng dẫn 3 cách bảo quản hàu sống giữ được độ tươi ngon
Ai cũng biết hàu tươi là món ăn vô cùng giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy đâu là cách bảo quản hàu sống đúng cách để chúng luôn tươi ngon và phát huy tối đa lợi ích cho sức khỏe? Trong bài viết này, mayhutchankhong.com sẽ hướng dẫn bạn 3 cách bảo […]
Hướng dẫn 7 cách bảo quản khoai tây vô cùng hiệu quả
Khoai tây là món ăn rất phổ biến, không chỉ mâm cơm của người Việt mà còn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vậy đâu là cách bảo quản khoai tây hiệu quả nhất, tránh không bị này mầm? Dưới đây là 7 cách bảo quản khoai tây hiệu quả nhất mà mayhutchankhong.com muốn […]